Bạn đang lo lắng vì thời gian thi JLPT càng ngày càng tiến gần hơn mà kiến thức vẫn mông lung? Chưa biết luyện đề JLPT như thế nào cho hiệu quả? Chưa biết chọn sách gì để ôn luyện? Đừng lo lắng nhé, bài viết này Dungmori sẽ chia sẻ đầy đủ Kinh nghiệm luyện đề JLPT N3/N2 tăng điểm cực nhanh giúp bạn tự tin vượt qua kỳ thi JLPT thật nhẹ nhàng.

 

1. Tại sao cần phải Luyện đề JLPT?

 

Nếu như những giai đoạn đầu, khi ôn thi JLPT bạn đã trau dồi lượng kiến thức nền tảng nhất định thì bước vào Luyện đề chính là giai đoạn giúp bạn thực hành và vận dụng các kiến thức đã được học. Học luôn cần phải đi đôi với việc thực hành, như vậy mới đạt được hiệu quả đúng không nhỉ? Thông qua giai đoạn luyện đề, người học có thể biết được năng lực của mình đang còn mạnh hay yếu ở những kỹ năng nào. Từ đó kịp thời bổ sung và trau dồi thêm kiến thức để cân bằng lại. Rất nhiều bạn khi học thì cảm thấy ngữ pháp hay từ vựng/chữ Hán rất nhanh thuộc, nhưng khi áp dụng vào bài đọc hiểu lại gặp rất nhiều vấn đề, không vận dụng được kiến thức đã học. Chính vì vậy mà việc dành nhiều thời gian Luyện đề là cực kỳ quan trọng, các bạn đừng chủ quan nhé!

 

2. Nên chọn bộ sách nào để Luyện đề JLPT hiệu quả cao?

 

ぐんぐん chính là cuốn sách bám sát đề thi JLPT mà bạn cần tìm và cũng là cuốn sách được hàng trăm nghìn người học tiếng Nhật đã săn lùng trong mỗi kỳ thi JLPT. Sách được cập nhật hệ thống đề thi chi tiết và chính thống nhất, bám sát với cấu trúc đề thi chính thức. Tránh được tình trạng người học luyện theo các đề thi lan truyền trôi nổi trên mạng, không được kiểm chứng chất lượng, dễ gây hoang mang về năng lực của bản thân, và không bao quát chính xác được kiến thức đề thi thực tế. Sách có bao gồm đầy đủ lời giải chi tiết, giúp bạn giải đáp được những thắc mắc ngay cả khi không có giáo viên kèm. 

 

3. Kinh nghiệm luyện đề JLPT giúp bạn tăng điểm cực nhanh

 

- Note lại lỗi sai: sau khi đã check đáp án và chữa đề, bạn cần note lại những lỗi sai của mình và giải đáp tại sao mình chọn sai đáp án đấy. Tìm ra vấn đề từ lỗi sai chính là cách giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu nhất. Nếu như tự ôn thi JLPT mà không có ai chữa đề cũng như giải đáp thắc mắc, bạn có thể tham khảo khoá Luyện đề trực tiếp cùng các thầy cô Dungmori tại đây nhé! 

 

- Tuân thủ thời gian như làm đề thi thật: giúp bạn làm quen với tốc độ thời gian khi làm đề, không để bị lố giờ. Phân chia thời gian từng phần để làm bài, câu nào quá khó không giải quyết được thì nên bỏ qua để chuyển sang câu tiếp theo. Tránh để mất quá nhiều thời gian vào 1 câu mình không có cơ sở nào để chọn, rồi sau đó thiếu hụt thời gian làm những câu mà mình biết chắc chắn đáp án. Nếu như ngay từ khi bắt đầu luyện đề, bạn tạo cho mình thoi quen áp lực chạy đua với thời gian thì khi vào phòng thi bạn sẽ quen với điều đó mà không bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý thi. 

 

- Làm đề thi JLPT các năm trước: đây cũng là cách giúp bạn nắm bắt được xu hướng ra đề thi JLPT của ban tổ chức, làm quen và cọ xát với đề thực tế. Đề ở các nguồn bên ngoài đôi khi sẽ khó hơn hoặc dễ hơn nhiều so với đề thi JLPT chính thức, thế nên việc làm đề chính thức các năm trước sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát được lượng kiến thức của đề. 

 

- Phần Từ vựng: cần lưu ý những từ vựng cùng nghĩa tiếng Việt nhưng cách sử dụng khác nhau hoàn toàn. 

 

- Phần chữ Hán: lưu ý những chữ Hán có nét giống nhau, dễ gây nhầm lẫn, đôi khi chỉ là thừa một trường âm hoặc thiếu một trường âm, thừa một nét hoặc thiếu một nét bạn rất dễ bị đánh lừa nếu như không chú ý.

 

- Phần Ngữ pháp: đặc biệt lưu ý tôn - kính ngữ, khiêm nhường ngữ, vì hầu như năm nào đề cũng có câu hỏi về phần này.

 

- Phần Đọc hiểu: sẽ có những dạng đề chung như hỏi về ý nghĩa của phần gạch chân trong bài, hỏi về nội dung tóm tắt của toàn bộ bài văn đó, dạng bài giải thích theo một cách khác... mỗi dạng bài sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau, những gợi ý trong bài để bạn tập trung vào, mà không cần phải đọc hết toàn bộ bài đọc hiểu đó, tránh bị mất thời gian. 

 

- Phần Nghe hiểu: tương tự như đọc hiểu thì nghe hiểu cũng có những dạng đề và phương pháp giải quyết từng dạng khác nhau.

Ví dụ như đối với dạng câu hỏi chọn đáp án nhân vật được nhắc đến trong hội thoại đồng ý hay không đồng ý thì thường nhận biết bằng cách: 

+ Nhân vật phản hồi dứt khoát, rõ ràng, hào hứng,... là dấu hiệu đồng ý.

+ Nhân vật phản hồi ậm ừ, không rõ ràng, hơi lưỡng lự... ううん、そうだねえ... là dấu hiệu không đồng ý, không mong muốn. 

Họ sẽ không nói thẳng toẹt ra là không đồng ý, nên nếu như có nghe thấy câu trả lời là いいえ thì bạn cũng đừng lựa chọn vội, hãy nghe kỹ phần sau đó để không bị lừa.

 

Trên đây là một số kinh nghiệm cần lưu ý trong khi luyện đề thi JLPT sẽ giúp bạn tăng điểm cực nhanh. Ngoài ra, nếu trong quá trình tự học bạn cần có người hướng dẫn và kèm cặp, bạn có thể tham khảo khoá học của Dungmori tại đây nhé!