Mondai 1: Tìm cách đọc đúng của chữ Hán được gạch chân

Các kiểu đáp án thường được ra trong đề:

1. Thừa hoặc thiếu trường âm

景色   ✔けしき    ✖けいしき

2. Gây nhầm lẫn với các cách đọc âm On, âm Kun của chữ hán có trong từ

通過   ✔つうか    ✖とおか

3. Gây nhầm lẫn với các cách đọc âm On, âm Kun của chữ Hán có trong từ

値段   ✔ねだん    ✖かかく

(ねだん, かかく cùng có nghĩa là “giá cả”)

4. Gây nhầm lẫn về âm đục (âm  có ゛và ゜)

方角   ✔ほうがく   ✖ほうかく

5. Gây nhầm lẫn với những cách đọc gần giống nhau: こ/きょ、そ/しょ

過去   ✔かこ     ✖かきょ

Lưu ý quan trọng: Chúng ta không thể dựa vào ý nghĩa câu để phán đoán đáp án sai!

昨日からが痛い。(Cổ bị đau từ hôm qua.)

✔くび     ✖かた

 

Mondai 2: Tìm hiểu chữ Hán đúng của từ được gạch chân

Các kiểu đáp án thường được ra trong đề:

1. Gây nhầm lẫn 1 bộ thủ trong chữ Hán

ふくざつ  ✔複雑     ✖復雑

2. Gây nhầm lẫn với các chữ Hán có cách đọc tương tự

じしん   ✔自信     ✖自心

3. Gây nhầm lẫn với từ cũng có nghĩa phù hợp với ngữ cảnh trong câu

箱のうちがわを見てください。(Hãy nhìn vào phía trong cái hộp.)

✔内側     ✖裏側

4. Gây nhầm lẫn với chữ Hán có cả nghĩa và cách đọc gần giống nhau

このシャツは工場でたいりょうに作られている。

(Cái áo này được sản xuất với số lượng lớn/ sản xuất hàng loạt ở nhà máy)

✔大量     ✖多量

5. Gây nhầm lẫn với chữ Hán có cùng trường nghĩa

ひえる (rét, lạnh)   ✔冷える     ✖寒える ( 寒 - HÀN: lạnh)

 

Mondai 3: Tìm từ thích hợp điền vào trong ngoặc trống

1. Câu hỏi có đáp án chứa Hán tự: Dựa trên âm Hán Việt để đoán nghĩa

発展 (PHÁT TRIỂN): sự phát triển, tiến triển

2. Để ý các cụm từ, đối tượng thường đi kèm với từ vựng đó

Ví dụ: そっくり (giống nhau) thường đi kèm với 双子みたいに (như là sinh đôi), hoặc thường để miêu tả cho các mối quan hệ như anh chị em (兄弟、姉妹), bố mẹ và con cái (親子).

3. Đáp án là từ Katakana: Dựa vào phát âm gần giống với tiếng Anh

オープン (open): mở

キャンセル (cancel): hủy

カット (cut): cắt

ラスト (last): cuối cùng

コンセプト (concept): ý tưởng, phong cách chủ đạo

*Lưu ý: chỉ áp dụng khi không biết nghĩa của từ vựng trong quá trình làm bài thi, không nên áp dụng các mẹo này để suy ra nghĩa của từ vựng trong quá trình học.

 

Mondai 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ được gạch chân

1. Trường hợp từ vựng có chứa chữ Hán:

➡ Nhìn vào chữ Hán để đoán nghĩa và tìm đáp án có nghĩa tương tự.

Ví dụ: Câu hỏi tìm từ đồng nghĩa của từ 欠点 đáp án よくないところ và いいところ.

➡ Ta thấy 欠 trong 欠席 (vắng mặt/ không tham dự) có thể hiểu là “khuyết thiếu”, 点 nghĩa là “điểm”. Vậy từ đó ta có thể suy ra từ 欠点 có nghĩa liên quan đến よくないところ (điểm chưa tốt) hơn là いいところ (điểm tốt). 

2. Trường hợp từ vựng là từ Katakana:

➡ Dựa vào cách đọc để phán đoán từ gốc (thường là từ tiếng Anh) để suy ra ý nghĩa của từ vựng rồi chọn đáp án có ý nghĩa tương tự.

Ví dụ: ストーリー (story) câu chuyện

      ➡ ストーリー đồng nghĩa với 話 (câu chuyện)

 

Mondai 5: Tìm câu sử dụng chính xác từ được cho

1. Để ý những từ vựng, đối tượng thường đi kèm với từ vựng đó.

Ví dụ: 発生

1. この工場から、多くの新しい商品が発生している。

2. 海の近くに新しいホテルがたくさん発生している。

3. 火災が発生したときのために、みんなで避難訓練をした。

4. その映画をみて、日本に対する興味が発生した。

➡ Vì 発生 (phát sinh, xảy ra) thường đi kèm với từ diễn tả một hiện tượng, sự việc bất ngờ, không mong muốn nào đó. Cho nên, ta có thể chọn được đáp án phù hợp nhất là đáp án 3 (火災 hỏa hoạn - là một sự việc bất ngờ, không mong muốn).

2. Khi đọc một đáp án nào đó mà ta lập tức nghĩ đến một từ vựng khác, thay vì từ vựng được cho thì khả năng cao đáp án đó là không chính xác, ta có thể cân nhắc loại bỏ đáp án đó.

Ví dụ: với từ được cho là 諦める、có đáp án 家を出てすぐに、鍵をかけるのを諦めたことに気づいた。(Ngay khi ra khỏi nhà, tôi đã nhận ra mình … khóa cửa.)

➡ Đọc đáp án trên ta có thể loại ngay vì dịch nghĩa thấy không phù hợp. Ta có thể nghĩa đến ngay từ vựng phù hợp với câu đáp án này là 忘れる. 

*Lưu ý: Không phải trường hợp nào áp dụng mẹo cũng có thể cho ra đáp án chính xác. Vì vậy, trong quá trình ôn thi, bạn nên học và tra nghĩa của từ vựng thật kĩ lưỡng. Ngoài ra, bạn nên đọc nhiều ví dụ của từ để nắm chắc các hoàn cảnh áp dụng của từ vựng, từ đó có thể làm tốt phần thi này.

 

PHẦN THI NGỮ PHÁP

Mondai 6: Chọn đáp án phù hợp để điền vào trong ngoặc

1. Hỏi về ý nghĩa của ngữ pháp

4 đáp án là 4 ngữ pháp với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chỉ có một đáp án có nghĩa phù hợp với nội dung và mạch văn trong đề bài. 

Để làm tốt dạng câu hỏi này, chúng ta cần chắc ý nghĩa các mẫu ngữ pháp được học trong chương trình N3.

Mẹo nhỏ là học thuộc vài ví dụ điển hình của các mẫu ngữ pháp, sẽ giúp bạn nhớ được ý nghĩa và hoàn cảnh sử dụng một cách tốt hơn.

2. Hỏi về trợ từ

Tổng hợp một số cách dùng của các trợ từ thường gặp:

- Thể hiện đối tượng hành động: 新聞を読む。(Đọc báo.)

- Thể hiện địa điểm di chuyển: 公園を散歩します。(Đi dạo trong công viên.)

- Thể hiện khoảng thời gian trôi qua: 楽しい時間を過ごした。(Trải qua quãng thời gian vui vẻ.)

- Chỉ địa điểm tồn tại cái gì đó (người, sự vật): 姉は東京に住んでいる。(Chị gái tôi đang sống ở Tokyo.)

- Chỉ đích đến: 明日、東京に行く。(Ngày mai, tôi sẽ đi Tokyo.)

- Chỉ một thời điểm: 今年の3月に大学を卒業した。(Tôi đã tốt nghiệp đại học vào tháng 3 năm nay.)

- Chỉ kết quả của sự thay đổi: 空が青になった。(Bầu trời đã chuyển sang màu xanh.)

- Chỉ đối tượng hướng đến của hành động: 友達に話す。(Nói chuyện với bạn bè.)

も    

- Cũng ~: 私も彼を知っている。(Tôi cũng biết anh ấy.)

- Cả~cả~, nêu các sự việc cùng tính chất: 彼は昼も夜も働いた。(Anh ấy làm việc cả ngày cả đêm.)

- Nhấn mạnh mức độ nhiều, lớn 一時間も待った。(Đợi nhữnng 1 tiếng đồng hồ.)

- Nhấn mạnh ý phủ định của 1 hành động nào đó 彼は働きもしないでごろごろしている。(Anh ta chẳng làm gì, suốt ngày nằm dài ở nhà.)

- Diễn tả địa điểm diễn ra hành động, hoạt động: 公園で遊ぶ。

- Diễn tả cách thức, công cụ, nguyên liệu: 

   車で行く。(Đi bằng xe đạp.)

   ハサミで切る。(Cắt bằng kéo.)

   木で作った箱 (Cái hộp được làm bằng gỗ.)

- Diễn tả nguyên nhân: 事故でけがをした。(Bị thương do tai nạn.)

3. Hỏi về phó từ hoặc từ nối

Hãy học kĩ cả phần phó từ khi học từ vựng để có thể làm tốt phần thi này.

4. Hỏi về kính ngữ và khiêm nhường ngữ

- Ghi nhớ các kính ngữ, khiêm nhường ngữ đặc biệt và học kĩ về các cách chia.

- Đọc kĩ, xác định chủ thể hành động là người nói hay đối phương làm.

Ví dụ: 社長はいつも、アルバイトの私たちにも出張のお土産を(    )。

(Giám đốc luôn … cả chúng tôi - những người làm thêm quà công tác.)

①くださいます  ②いただきます  ③さしあげます  ④召し上がります

Dựa vào nghĩa của câu, ta cần điền từ có nghĩa là “cho”, nên ta có thể loại được đáp án ④召し上がります (kính ngữ của 食べます).

Hơn nữa, vì chủ thể hành động là 社長 (giám đốc), đối tượng có cấp bậc cao hơn người nói và dùng kèm với trợ từ は. Cho nên đáp án ③さしあげます (khiêm nhường ngữ của あげます) và ②いただきます (khiêm nhường ngữ của もらいます) sẽ không phù hợp.

➡ Đáp án chính xác là ①くださいます (kính ngữ của くれます).

 

Mondai 7: Sắp xếp lại câu đúng thứ tự và chọn đáp án phù hợp ở vị trí sao

Trường hợp không thể sắp xếp dựa trên nghĩa câu, bạn vẫn có thể sắp xếp đúng thứ tự đáp án dựa trên tính phù hợp về cách kết hợp giữa các động từ, danh từ, cấu trúc ngữ pháp,...

Ví dụ trong câu:

昨日の夜、誰も __ __ __ __ 気がした。

①いない  ②聞こえた  ③何か音が  ④部屋から

Ta có: いない chỉ phù hợp để đứng sau danh từ chỉ người (khi いない có nghĩa là không có ai) hoặc Vて (dạng Vていない vẫn chưa), nên trong câu này ①いない sẽ phù hợp để đứng sau 誰も

→ ta sắp xếp được ① đứng ở vị trí đầu tiên

Trước ②聞こえた (nghe thấy) ta cần 1 cụm từ bổ sung ý nghĩa (nghe thấy cái gì đó) nên ③何か音が (một âm thanh nào đó) sẽ phù hợp để đứng trước ②聞こえた

→ ta sắp xếp được ①?③②

Còn lại ④部屋から có thể để ở vị trí số ② hoặc ④, ta thấy ④部屋から sẽ không phù hợp để đứng sau ②聞こえた và đứng trước 気がした, mặt khác sau cụm 誰もいない ta cần một danh từ để biến 誰もいない thành cụm bổ ngữ cho danh từ nên ④ sẽ phù hợp ở vị trí số ②

→ ta sắp xếp được ①④③② 

 

Mondai 8: Chọn đáp án phù hợp điền vào trong ngoặc trên đoạn văn. (Đục lỗ)

1. Lựa chọn đáp án điền vào chỗ trống đầu đoạn văn/ câu văn

- Đọc kĩ các câu trước và sau để hiểu nội dung

- Nắm được cách dùng các từ nối và các loại liên kết

Với từng loại liên kết, ta sẽ có những từ nối thường gặp tương ứng như sau:

⊛ Liên kết thuận (do đó, vì vậy, khi đó…): そこで/そのため/したがって/すると

⊛ Liên kết nghịch (tuy nhiên, dù vậy,...): しかし/それにも/なのに/だが

⊛ Liên kết bổ sung (ngoài ra, hơn nữa,...): そして/それに/さらに

⊛ Liên kết so sánh (trái ngược, ngược lại,...): 一方で/逆に/反面/反対に

⊛ Chuyển nội dung:  ところで/それでは

2. Với dạng câu hỏi điền từ vào chỗ trống nằm ở giữa hoặc cuối câu

- Nắm được ý tác giả muốn truyền đạt

- Hiểu rõ cách sử dụng và phân biệt các ngữ pháp

Một số ngữ pháp hay xuất hiện trong mondai này: Vてほしい、Vるべき、Vてもかまわない、(Vる/Vない)ようにする、…

 

PHẦN THI ĐỌC HIỂU

Lời khuyên của Dungmori khi làm phần thi đọc hiểu

1. Gợi ý trình tự làm bài thi

Ưu tiên làm bài “Tìm kiếm thông tin” (mondai đọc hiểu cuối cùng) trước các phần đọc hiểu còn lại. Vì mondai này khá dễ ghi điểm và thường mất ít thời gian hơn so với các mondai khác (nếu trước đó ta đã có thử luyện qua dạng bài này nhiều lần).

2. Quy tắc cơ bản khi đọc

- Đọc câu hỏi ➡ Xác định loại câu hỏi

- Tìm keyword nằm trong câu hỏi hoặc keyword xuất hiện nhiều trong 4 đáp án phía dưới

- Quay lại bài, đọc những phần không liên quan keyword. Đọc nhanh bắt ý liên quan hoặc đọc kĩ những đoạn có chứa keyword.

3. Các kiểu đáp án đúng và sai:

Kiểu đáp án đúng

- Vẫn là những câu trong bài những dùng cách nói khác hoặc từ đồng nghĩa.

- Từ những dữ kiện trong bài suy luận ra.

5 kiểu đáp án sai:

- Đáp án không được đề cập tới trong bài.

- Đáp án nói quá.

- Đáp án chỉ là một ví dụ cụ thể trong bài để tác giả muốn nói ý khác.

- Đáp án có nhiều từ trong bài nhưng khi dịch lên không liên quan đến bài đọc.

- Đáp án đúng hết nhưng có từ nào đó sai.

Trên đây là tất tần tật các mẹo làm bài thi JLPT N3 phần Kiến thức ngôn ngữ. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn vững tin bước qua kì thi tới này nhé!